Tác động Bão Mặt Trời tháng 8 năm 1972

Các thiết bị vũ trụ

Vào ngày 2 tháng 8, các nhà thiên văn lần đầu báo cáo về các vụ bùng phát bất thường, sau đó được các tàu không gian chứng thực. Vào ngày 3 tháng 8, Pioneer 9 đã phát hiện thấy sóng xung kích và tốc độ gió Mặt Trời tăng đột ngột[33] từ khoảng 217–363 mi/s (349–584 km/s).[34] Một sóng xung kích truyền qua Pioneer 10, cách Mặt Trời 2,2 AU vào thời điểm đó.[4] Từ quyển bị co thắt mạnh khiến nhiều vệ tinh vượt ra ngoài phạm vi bảo vệ của từ trường Trái Đất, những giao cắt ranh giới như vậy vào đường dẫn từ dẫn đến các điều kiện thời tiết không gian thất thường và khả năng bắn phá hủy diệt của các hạt Mặt Trời.[35] Các mảng pin năng lượng Mặt Trời của vệ tinh viễn thông Intelsat IV F-2 đã bị suy giảm 5%, tương đương khoảng 2 năm hao mòn.[36] Sự cố mất điện trên quỹ đạo đã kết thúc sứ mệnh của vệ tinh quân sự DSCS II (Hệ thống Truyền thông Vệ tinh Quốc phòng).[37] Sự gián đoạn của thiết bị điện tử quét DMSP (Chương trình vệ tinh khí tượng quốc phòng) đã gây ra các chấm sáng bất thường trong hình ảnh cực nam.[1]

Các hiệu ứng trên mặt đất và cực quang

Vào ngày 4 tháng 8, một cực quang xuất hiện tỏa sáng rực rỡ đến nỗi những cái bóng đổ xuống tận bờ biển phía nam của Vương quốc Anh[1] và tiếp tục đổ về phía Nam tới Bilbao, Tây Ban Nha ở 46° vĩ độ địa từ.[38] Kéo dài đến ngày 5 tháng 8, cơn bão địa từ dữ dội tiếp tục và cực quang di chuyển nhanh có thể nhìn thấy vào giữa trưa từ các vùng tối của Nam bán cầu.[39]

Hiệu ứng đối với tần số vô tuyến rất nhanh chóng và dữ dội. Mất điện vô tuyến bắt đầu gần như ngay lập tức ở phía được chiếu sáng của Trái Đất trên dải tần số cao và các dải dễ bị tổn thương khác. Các tầng Kennelly-Heaviside ở vĩ độ trung bình đã xuất hiện vào ban đêm.[40]

Dòng điện cảm ứng địa từ (GIC) đã được tạo ra và gây nhiễu lưới điện đáng kể trên khắp Canada và trên phần lớn miền đông và miền trung Hoa Kỳ, với các dị thường mạnh được báo cáo từ những vùng phía nam như MarylandOhio, dị thường vừa phải ở Tennessee và dị thường yếu ở Alabama và bắc Texas. Sự sụp điện áp 64% trên đường nối giữa North Dakota và Manitoba có thể đã gây ra sự cố hệ thống nếu xảy ra trong giờ cao điểm. Nhiều trụ sở của Hoa Kỳ ở những khu vực này báo cáo không có xáo trộn lớn. Người ta cho rằng địa chất đá lửa có thể là một yếu tố, cũng như vĩ độ địa từ và sự khác biệt về đặc điểm hoạt động của các mạng lưới điện tương ứng.[41] Manitoba Hydro báo cáo rằng điện đi theo chiều từ Manitoba đến Hoa Kỳ đã giảm mạnh 120MW trong vòng vài phút. Các rơ le bảo vệ đã được kích hoạt nhiều lần ở Newfoundland.[1]

Một sự cố mất điện dọc theo cáp đồng trục L4 của AT&T giữa IllinoisIowa. Các biến động từ trường (dB/dt) ≈800 nT/phút được ước tính cục bộ tại thời điểm đó[31] và tốc độ biến động đạt đỉnh >2,200 nT/phút ở miền trung và miền tây Canada, mặc dù sự cố mất điện rất có thể là do sự tăng cường nhanh chóng của tia điện theo hướng đông của tầng điện ly.[42] AT&T cũng chứng kiến một mức tăng áp 60 volt trên đường cáp điện thoại của họ giữa ChicagoNebraska.[34] Một điện trường cảm ứng được đo ở mức 7,0 V/km. vượt quá ngưỡng tắt của dòng diện cao. Cơn bão cũng được phát hiện ở các khu vực có vĩ độ thấp như Philippines và Brazil, cũng như Nhật Bản.[1]

Hoạt động quân sự

Thủy lôi của Mỹ nổ ở Hải Phòng trong đợt rà phá thủy lôi của Hải quân Mỹ (tháng 3 năm 1973).

Vệ tinh Vela của Không quân Hoa Kỳ đã nhầm lẫn đó là một vụ nổ hạt nhân, nhưng điều này đã nhanh chóng được xử lý bởi các nhân viên theo dõi dữ liệu trong thời gian thực.[1]

Hải quân Hoa Kỳ đã kết luận trong các văn bản giải mật,[43] rằng vụ nổ này dường như là vụ nổ tự phát của hàng chục bãi thủy lôi ở biển bị ảnh hưởng do từ tính (DSTs) trong vòng khoảng 30 giây trong khu vực Hòn La (vĩ độ từ ≈9 °) rất có khả năng kết quả của một cơn bão Mặt Trời dữ dội. Một nguồn tin cho rằng 4.000 quả thủy lôi đã được kích nổ.[44] Người ta biết được rằng các cơn bão Mặt Trời đã gây ra nhiễu loạn địa từ trên mặt đất nhưng quân đội vẫn chưa biết liệu những tác động này có đủ cường độ hay không. Nó đã được xác nhận là có thể trong một cuộc họp của các nhà điều tra Hải quân tại Trung tâm Môi trường Không gian NOAA (SEC)[2] cũng như các cơ sở và chuyên gia khác.[1]

Phi hành gia

Xảy ra giữa chương trình Apollo, cơn bão đã được theo dõi từ lâu bởi NASA. Apollo 16 đã trở về Trái Đất vào tháng 4, và sứ mệnh cuối cùng của Apollo là Hạ cánh lên Mặt Trăng được lên kế hoạch vào tháng 12 năm sau. Những người bên trong mô-đun chỉ huy của Apollo sẽ được che chắn khỏi 90% bức xạ, vẫn có thể khiến các phi hành gia mắc Hội chứng bức xạ cấp tính nếu họ nằm bên ngoài từ trường bảo vệ của Trái Đất. Đó là trường hợp của nhiệm vụ trên mặt trăng. Một người đi bộ trên mặt trăng hoặc một người hoạt động ngoại vi trên quỹ đạo có thể phải đối mặt với những bệnh cấp tính nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao là không thể tránh khỏi bất kể vị trí của phi hành gia hay tàu vũ trụ. Đây là một trong số ít các cơn bão Mặt Trời xảy ra trong Thời đại vũ trụ có thể gây ra bệnh nặng và nguy hiểm nhất cho đến nay.[45] Nếu hoạt động Mặt Trời cường độ cao nhất vào đầu tháng 8 xảy ra trong một nhiệm vụ, nó sẽ buộc người ta phải thực hiện các biện pháp dự phòng, thậm chí là hạ cánh khẩn cấp để điều trị y tế.[46]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão Mặt Trời tháng 8 năm 1972 https://repository.library.noaa.gov/view/noaa/1026 https://repository.library.noaa.gov/view/noaa/1023... https://solarscience.msfc.nasa.gov/images/seahorse... https://www.scientificamerican.com/article/a-solar... https://theconversation.com/blasts-from-the-past-h... https://www.ngdc.noaa.gov/stp/solar/sunspotregions... https://www.swpc.noaa.gov/sites/default/files/imag... https://zenodo.org/record/1000695 http://urlib.net/6qtX3pFwXQZ3r59YCT/GUiDR http://spaceweatherlivinghistory.org/timeline/31